Wednesday, 2024-04-24, 4:14 AM
THANHLIEM24
Hôm nay nỗ lực, ngày mai thành công
Welcome Guest | RSS

Trang chủ THANHLIEM24. .Diễn đàn. .Bài viết mới. .Tin giáo dục. .Khoa học và đời sống. .Góc thư giãn

Bảng điều khiển
Section categories
Chia sẻ Ebook, Other [10]
Bài viết mới [41]
Tin giáo dục [19]
Khoa học và đời sống [50]
Tin nhắn
Bạn để lại lời nhắn
100
Bảng thăm dò
Xin bạn cho biết về thanhliem24

Tổng số câu trả lời: 19
Thông tin website

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Tổng số lượt truy cập

free html visitor counters





6) MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG KHAI THÁC LƯỢC ĐỢT NHIÊN TRONG PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 7 KHI HỌC BÀI DẠNG THIÊN NHIÊN CỦA CHÂU LỤC


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Môn địa lí 7 nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết cho môi trường địa lí. Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh phù hợp yêu cầu của nhiều nước và Châu lục chính là nơi con người đã tác động tới thiên nhiên để tiến hành các hoạt động kinh tế thích hợp với môi trường địa lí.

Hoạt động dạy địa lí lớp 7 không chỉ có các kênh chữ mà còn có các bản đồ, sơ đồ hình ảnh địa lí, biểu đồ, lát cắt, lược đồ, …. Nhờ kênh hình học sinh có thể khai thác thuận lơi nhũng tri thức địa lí dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.........

xem tiếp

Bui Thanh Liem, 07.04.2009


7) HƯỚNG GIÚP HỌC SINH LỚP 7 CHUYÊN SÂU VỀ KIẾN THỨC TỈ LỆ THỨC,

TÍNH CHẤT CỦA DÃY TỈ SỐ BẰNG NHAU.

              Thông qua việc giải toán sẽ phát triển được tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, rèn ý chí vượt qua mọi khó khăn.

            Đứng trước một bài toán, học sinh phải có trong mình một vốn kiến thức cơ bản, vững chắc về mặt lý thuyết. Có được những thủ pháp cơ bản thuộc dạng toán đó, từ đó mới tìm cho mình con đường giải bài toán nhanh nhất.

            Để học sinh có được điều trên thì trước hết phải xuất phát từ người thầy, người thầy phải đầu tư soạn bài theo từng chuyên đề của dạng toán một cách cơ bản, sâu rộng, giúp học sinh :

-         Nhìn nhận từ một bài toán cụ thể thấy được bài toán khái quát

-         Từ phương pháp giải khái quát thấy được cách giải một bài toán cụ thể

-         Nhìn thấy được sự liên quan giữa các bài toán với nhau

-         Biết vận dụng linh hoạt lý thuyết cơ bản vào giải toán.

            Với một sự lao động nghiêm túc tôi xin trình bày một phần nhỏ kinh nghiệm soạn bài của mình nhằm giúp học sinh rèn kỹ năng giải dạng toán vận dụng tính chất của tỷ lệ thức và dãy tỷ số bằng nhau trong đại số 7....

NGUYỄN HỮU CHỨC

xem tiếp


8) ĐỂ DẠY TỐT CHƯƠNG TIÊU HÓA SINH HỌC 8

I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH

Trước tình hình gia tăng dân số như hiện nay, vấn đề lương thực phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những em thiếu thức ăn dẫn tới suy dinh dưỡng và hiện tượng trẻ em béo phì ngày càng gia tăng do ăn uống quá độ, một phần do quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh muốn trẻ “ăn nhanh chống lớn”. Đối với học sinh thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thể chất, trí tuệ sức khỏe của các em sau này, vì thế sự hiểu biết về các cơ quan tiêu hóa sẽ góp phần có ích trong việc lập khẩu phần, cải tiến phương pháp ăn uống cho khoa học, hợp lí là điều cấp thiết.

Đặt biệt là ở nông thôn, những hiểu biết về kiến thức khoa học còn rất hạn chế, về chế độ và phương pháp ăn uống ít được các bậc phụ huynh quan tâm hoặc vì hoàn cảnh sống hoặc vì hoàn cảnh sống gia đình, ….

Bài đầu tiên của chương “Hệ tiêu hóa” (lớp 8) là tìm hiểu về “hệ tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa”, nắm được cấu tạo và chứcnăng của các cơ quan tiêu hóa thì học sinh sẽ hiều sâu hơn về hoạt động sinh lí của hệ tiêu hóa. Từ đó hình thành quan niệm đúng đắn về việc ăn uống và bảo vệ sức khỏe, kiến thức này góp phần không nhỏ trong việc phát triển thể lực, thể chất của thế hệ sau này.

Nhưng để giúp học sinh hiểu và áp dụng được những kiến thức khoa học ấy là một đều không đơn giản, kết quả học tập các năm qua chất lượng giản dạy ở bộ môn  sinh học 8 (đặt biệt là chương tiêu hóa) còn thấp, học sinh cho rằng kiến thức này không thực tế, khó hiều vì nhiều người ăn uống có đủ chất đâu nhưng họ vẫn khỏe mạnh, mập mạp, ….

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh, tôi rất lo lắng và trăn trở trước tình hình này, qua nghiên cứu tìm hiểu, tôi phát hiện ra nguyên nhân vì sao học sinh học yếu:

- Do ảnh hưởng hoàn cảnh sống của gia đình, do trình độ nhận thức của các em còn chậm (vì đây là vùng dân tộc Khmer nghèo).

- Mặt khác do giáo viên chưa xác định được mục tiêu chính yếu của bài dạy nên hướng dẫn tràn lan làm nội dung bài học khá dài tạo cảm giác mẹt mỏi cho học sinh cộng với tâm lí xem nhẹ bộ môn sinh vì cho rằng đây không phải là môn chính.

- Giáo viên chỉ đơn thuần mô tả lại những kiến thức đã có trong SGK nên tiết học khô khan, gây nhàm chán. Không sừ dụng mô hình, không sử dụng mô hình tranh ảnh nên học sinh không thể hình dung được cấu tạo và hiểu được chức năng của các cơ quan dẫn tới những vấn đề cung cấp cho các em trở nên xa lạ không thực tế........

NGUYỄN THỊ THU

Bui Thanh Liem, 30.04.2009


9) HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Ở MÔN HÓA HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hóa học là môn học có rất nhiều ứng dụng  trong đời sống, nó liên quan đến nhiều môn học (sinh học, vật lí, …) nhiều lĩnh vực khác; trong sản xuất xã hội và môi trường, hóa học là môn học hấp dẫn và lôi cuốn đối với những học sinh nắm bắt được kiến thức , luôn tư duy, tìm tòi để giải thích các hiện tượng liên quan đến đời sống, tuy nhiên ứng dụng trước mắt còn mơ hồ trừu tượng vì học sinh chưa thấy được sự cần thiết của môn học sau này cho nên Hóa học là môn rất khó và nhàm chán đối với những học sinh không hiểu bài, không thích học, lười biếng hoặc học thuộc lòng mà không nắm được quy tắc của nó.

Chúng ta đã biết nội dung của một bài học lại dài và kiến thức khá trừu tượng, bài tập lại nhiều. Điều này đã gây không ít khó khăn cho người học lẫn người dạy (vì thời gian sửa bài tập và hướng dẫn làm bài tập không nhiều). Vì vậy mà những học sinh trung bình, yếu, kém kiến thức hóa học bị hỏng. Như vậy phải làm thế nào để cho học sinh không mất những kiến thức? Không những học sinh tự phấn đấu học tập mà ngay chính bản thân GV là người hướng dẫn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cũng cần phải thay đổi phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng bài, với học sinh của trường ta. Trong một tiết học, hay trong một tiết kiểm tra điều có viết các công thức hóa học và viết phương trình hóa học chiếm tỉ lệ cao. Điều đó cho thấy công thức hóa học nó rất quan trọng khi học môn hóa qua những bài kiểm tra thì kết quả bài làm của học sinh rất yếu, nguyên nhân của những bài kiểm tra yếu, kém đó là do học sinh chưa viết đúng công thức hóa học, cho nên việc giúp học sinh viết đúng công thức hóa học và phương trình hóa học là đều hết sức cần thiết và vô cùng ý nghĩa khi học môn hóa học. Qua nghiên cứu tìm hiểu tôi phát hiện ra nguyên nhân vì sao học sinh học yếu:

- Không nhờ kiến thức cũ (kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, hóa trị, …)

- Không biết cách lập công thức hóa học của hợp chất và đơn chất.

- Không biết ghi chất tạo thành.

Từ những nhận định trên tôi đã tiến hành hướng dẫn học sinh các cách sau đây.

xem tiếp

Bui Thanh Liem, 07.05.2009


10) ÁP DỤNG ĐỊNH LÍ VI-ÉT TRONG VIỆC GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN

A.     PHẦN MỞ ĐẦU.

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trong chương trình sách giáo khoa mới Toán lớp 9 THCS, học sinh được làm quen với phương trình bậc hai: Công thức tính nghiệm của phương trình bậc hai, đặc biệt là định lý Viét và ứng dụng của nó trong việc giải toán.

Song qua việc giảng dạy Toán 9 tại trường T.H.C.S  tôi nhận thấy các em vận dụng hệ thức Viét vào giải toán chưa thật linh hoạt, chưa biết khai thác và sử dụng hệ thức Viét vào giải nhiều loại bài toán, trong khi đó hệ thức Viét có tính ứng dụng rất rộng rãi trong việc giải toán.

Đứng trước vấn đề đó, tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Áp dụng định lý Vi-ét trong việc giải một số bài toán” với mong muốn giúp cho học sinh nắm vững và sử dụng thành thạo định lý Viét, đồng thời làm tăng khả năng, năng lực học toán và kích thích hứng thú học tập của học sinh.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI  NGHIÊN CỨU.

Trong đề tài này, tôi chỉ đưa ra nghiên cứu một số ứng dụng của định lý Viét trong việc giải một số bài toán thường gặp ở cấp T.H.C.S. Do đó chỉ đề cập đến một số loại bài toán đó là:

a) Ứng dụng của định lý Viét trong giải toán tìm điều kiện của tham số để bài toán thoả mãn các yêu cầu đặt ra

b) Ứng dụng của định lý trong giải bài toán lập phương trình bậc hai một ẩn, tìm hệ số của phương trình bậc hai một ẩn.

c) Ứng dụng của định lý Viét trong giải toán chứng minh.

d) Áp dụng định lý Viét giải phương trình và hệ phương trình.

e) Định lý Viét với bài toán cực trị.

3.TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS NINH XUÂN:

Đa số học sinh khối 9 là con em các gia đình thuần nông nên ngoài thời gian học trên lớp nhiều học sinh là lao động chính của gia đình do đó các em giành nhiều thời gian cho việc giúp gia đình làm kinh tế nên giành rất ít thời gian cho việc học.

Mặt khác một số học sinh coi nhẹ, xem thường việc học, lười học dẫn đến việc hổng kiến thức ở các lớp dưới và không nắm vững kiến thức trên lớp. Nhiều học sinh rất hạn chế về khả năng sử dụng ngôn ngữ toán học, khả năng trình bày một bài toán .

4. NHỮNG VIỆC LÀM CỦA BẢN THÂN

Để giúp học sinh nắm vững kiến thức về phương trình bậc hai nhất là việc dùng định lý viét, trong quá trình giảng dạy tôi đã đưa một số bài toán  việc sử dụng định lý viét dể giải sẽ dẫn đến kết quả nhanh hơn...........

xem tiếp

Bui Thanh Liem, 19.05.2009


Trang     1        2       3


Đăng nhập
Tìm kiếm

Loading
Calendar
«  April 2024  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930

Bài viết mới
Tin giáo dục.

Bài viết mới.

Chia sẻ Ebook, Other.

Khoa học và đời sống.

Góc thư giãn.


Thông tin sản phẩm
Hãy đặt logo của bạn tại đây.






Bản quyền: THANHLIEM24 © 2024