Saturday, 2024-04-20, 11:08 AM
THANHLIEM24
Hôm nay nỗ lực, ngày mai thành công
Welcome Guest | RSS

Trang chủ THANHLIEM24. .Diễn đàn. .Bài viết mới. .Tin giáo dục. .Khoa học và đời sống. .Góc thư giãn

Bảng điều khiển
Section categories
Chia sẻ Ebook, Other [10]
Bài viết mới [41]
Tin giáo dục [19]
Khoa học và đời sống [50]
Tin nhắn
Bạn để lại lời nhắn
100
Bảng thăm dò
Xin bạn cho biết về thanhliem24

Tổng số câu trả lời: 19
Thông tin website

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Tổng số lượt truy cập

free html visitor counters





ĐỂ DẠY TỐT CHƯƠNG TIÊU HÓA


I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH:

Trước tình hình gia tăng dân số như hiện nay, vấn đề lương thực phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những em thiếu thức ăn dẫn tới suy dinh dưỡng và hiện tượng trẻ em béo phì ngày càng gia tăng do ăn uống quá độ, một phần do quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh muốn trẻ “ăn nhanh chống lớn”. Đối với học sinh thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thể chất, trí tuệ sức khỏe của các em sau này, vì thế sự hiểu biết về các cơ quan tiêu hóa sẽ góp phần có ích trong việc lập khẩu phần, cải tiến phương pháp ăn uống cho khoa học, hợp lí là điều cấp thiết.

Đặt biệt là ở nông thôn, những hiểu biết về kiến thức khoa học còn rất hạn chế, về chế độ và phương pháp ăn uống ít được các bậc phụ huynh quan tâm hoặc vì hoàn cảnh sống hoặc vì hoàn cảnh sống gia đình, ….

Bài đầu tiên của chương “Hệ tiêu hóa” (lớp 8) là tìm hiểu về “hệ tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa”, nắm được cấu tạo và chứcnăng của các cơ quan tiêu hóa thì học sinh sẽ hiều sâu hơn về hoạt động sinh lí của hệ tiêu hóa. Từ đó hình thành quan niệm đúng đắn về việc ăn uống và bảo vệ sức khỏe, kiến thức này góp phần không nhỏ trong việc phát triển thể lực, thể chất của thế hệ sau này.

Nhưng để giúp học sinh hiểu và áp dụng được những kiến thức khoa học ấy là một đều không đơn giản, kết quả học tập các năm qua chất lượng giản dạy ở bộ môn  sinh học 8 (đặt biệt là chương tiêu hóa) còn thấp, học sinh cho rằng kiến thức này không thực tế, khó hiều vì nhiều người ăn uống có đủ chất đâu nhưng họ vẫn khỏe mạnh, mập mạp, ….

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh, tôi rất lo lắng và trăn trở trước tình hình này, qua nghiên cứu tìm hiểu, tôi phát hiện ra nguyên nhân vì sao học sinh học yếu:

- Do ảnh hưởng hoàn cảnh sống của gia đình, do trình độ nhận thức của các em còn chậm (vì đây là vùng dân tộc Khmer nghèo).

- Mặt khác do giáo viên chưa xác định được mục tiêu chính yếu của bài dạy nên hướng dẫn tràn lan làm nội dung bài học khá dài tạo cảm giác mẹt mỏi cho học sinh cộng với tâm lí xem nhẹ bộ môn sinh vì cho rằng đây không phải là môn chính.

- Giáo viên chỉ đơn thuần mô tả lại những kiến thức đã có trong SGK nên tiết học khô khan, gây nhàm chán. Không sừ dụng mô hình, không sử dụng mô hình tranh ảnh nên học sinh không thể hình dung được cấu tạo và hiểu được chức năng của các cơ quan dẫn tới những vấn đề cung cấp cho các em trở nên xa lạ không thực tế.

Từ những nhận định trên tôi đã tiến hành thực hiện các vấn đề sau:

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Xác định mục tiêu bài dạy:

Đây là phần quan trọng là thao tác đầu tiên của việc giảng dạy nếu xác định sai mục tiêu thì kiến thức hướng dẫn học sinh sẽ bị sai lệch đôi khi dẫn đến phản tác dụng. Ví dụ trong bài “Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa” qua bài này học sinh phải hiểu được vai trò của sự tiêu hóa là biến đổi thức ăn từ nhừng chất đơn giản hòa tan vào máu để đưa đến các tế bào của cơ thể và học sinh phải nắm được khái quát các cơ quan của tiêu hóa và chức năng của chúng. Để làm được vấn đề này, đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kĩ nôi dung bài này.

2. Đảm bảo chính xác khoa học:

Đây là kiến thức về khoa học nên phải đảm bảo được tính khoa học- chính xác, không được sai dù bất cứ vấn đề gì, vì thông qua kiến thức đó sẽ giúp học sinh hiểu đúng vấn đề và áp dụng vào đời sống một cách chính xác. Muốn thế thì người giáo viên phải có một kiến thức sâu và rộng, không ngừng học hỏi và nâng cao tay nghề bằng nhiều hình thức: Tham khảo tài liệu, dự giờ, thao giảng, trao đổi đồng nghiệp, ….

3. Lựa chọn và vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy để làm rõ nội dung bài học:

Phương pháp sử dụng trong mỗi tiết dạy đòng vai trò vô cùng quan trọng học sinh có hứng thú hay không, có chiếm lĩnh được kiến thức hay không là do phương pháp giảng dạy của giáo viên, việc sử dụng phương pháp nào tùy thuộc giáo viên không có một qui định nào buộc giáo viên phải áp dụng phương pháp này hay phương pháp khác vì mỗi môn, mỗi bài, mỗi đối tượng điều có sự khác nhau. Tuy nhiêm mỗi môn điều có những phương pháp đặc trưng của nó giáo viên phải biết lựa chọn, tách lọc, sắp xếp các phương pháp sao cho phù hợp, phát huy tính tích cực, tư duy ở học sinh để đạt hiệu quả giáo dục cao. Tôi xin trình bày hai phương pháp nên có trong mỗi tiết dạy môn sinh (nhất là chương tiêu hóa):

a. Nêu những ví dụ gần gũi với thực tiễn, liên quan đến đời sống:

Ngoài những thông tin trong SGK, giáo viên tìm cách đưa vào bài học những thông tin mới lạ và gần gũi để lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào bài giảng.

Ví dụ khi nói đến ý nghĩa của sự tiêu hóa là quá trình biến đổi chất nêu ra những câu hỏi: Rắn độc cắn thì gây chết người nhưng người ta uống nọc rắn độc thì có chết không? Câu này thì sẽ kích thích sự tò mò của học sinh và có nhiều suy đoán từ phía học sinh.

Học sinh cũng thích thú biết rằng mặc dù nước mắm là  một thứ nước chấm hằng ngày trong các bửa ăn hằng ngày nhưng nếu tiêm thẳng vào  tĩnh mạch, không qua tiêu hóa thì sẽ gây choáng Prôtêin và chết. Tại sao có hiện tượng? Trả lời được các câu hỏi này học sinh sẽ lĩnh hội được bản chất của sự tiêu hóa là sự biến đổi các chất.

Một điều tưởng chừng như rất dễ dàng nhưng các em lại không để ý đến. Ví dụ khi tôi hỏi: “Một người trưởng thành có bao nhiêu cái răng?”. Thật bất ngờ khi các em trả lời mỗi em mỗi khác: 25, 26, 27, 32, 34 thậm chí 36.

Việc cung cấp thêm gợi mở thêm những kiến thức liên quan tới đời sống với thực tế giúp các em có niềm tin với bộ môn và giúp tiết học trở nên gần gũi thân thiết với học sinh.

b. Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học:

Phương pháp trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc giảng dạy vì có câu “Trăm nghe không bằng một thấy” đây là “nguồn” dẫn đến kiến thức, việc quan sát hay sờ nắn các vật thật hay mô hình sẽ giúp học sinh hiểu chính xác hình dạng, màu sắc, kích thước của đối tượng nghiên cứu.

Trong trường hợp các phương tiện này không có để sử dụng thì tranh vẽ là một thay thế tối ưu. Ngoài các tranh vẽ ở SGK, giáo viên phải sử dụng các tranh trong bộ thiết bị được cung cấp, khi cần có thể phóng to tranh ở SGK để học sinh dễ quan sát. Ngoài ra, tôi còn cho học sinh làm thêm một số đồ dùng dạy học như: vẽ thêm tranh, chọn mẫu tươi, làm dụng cụ thí nghiệm (lưu ý: lựa chọn đơn giản, dễ làm phải đảm bảo tín chính xác cao).

Đồ dùng dạy học có thể dùng để giới thiệu bài; để xây dựng khái niệm mới để chứng minh kiến thức; để thuyết trình, diễm giải nội dung hoặc để củng cố kiến thức vừa học.

4. Nêu được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng:

Với môn sinh, giữa cấu tạo và chức năng các cơ quan của bất kì động  hay thực vật nào đều có mối quan hệ với nhau, thống nhất với nhau nên việc nắm rõ cấu tạo sẽ giúp các em tìm hiểu rõ chức năng và khi hiểu rõ chức năng sẽ giúp củng cố vể mặt cấu tạo.

            Ví dụ khi thấy được hình dạng các loại răng, tôi giúp các em hiểu rõ chức năng của từng loại; với cấu tạo như thế thì loại nào dùng để cắt, loại nào đề xé, loại nào để nghiền, ….

Về ruột: Tại sao ruột lại rất dài? Có tác dụng gì? Tại sao thành dạ dày lại có thêm lớp cơ chéo, ….

5. Rèn luyện kĩ năng ứng dụng vào thực tế và giáo dục tư tưởng:

Nhiệm vụ của giáo viên là thông qua nội dung bộ môn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Riêng chương tiêu hóa ở bộ môn sinh 8 là giúp các em có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, mọi người xung quanh và bảo vệ môi trường. Vì thế ngoài việc hướng dẫn kiến thức tôi còn lồng ghép để giáo dục tư tưởng, thẩm mĩ và hành vi các kiến thức ứng dụng trong cuộc sống.

Ví dụ khi nói về vai trò của thức ăn là để xây dựng các tế bào mới, nếu ăn quá nhiều sẽ đưa đến bệnh béo phì làm cho ta vừa xấu về mặt hình thức vừa nguy hiểm về sức khỏe (béo phì là bệnh đồng hành của các bệnh tiểu đường, tim mạch); ngược lại một số người ( thường là nữ giới) hay nhịn ăn để giữ dáng thì rất có hại cho sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, trí nảo nhất là ở tuổi đang lớn. Vậy nên ăn uống điều độ và đủ chất là cần thiết.

Tại sao phải vệ sinh răng miệng thường xuyên (nhất là sau các bữa ăn)? Răng trắng sạch không chỉ là thẩm mĩ mà còn là ngăn ngừa bệnh sâu răng (sâu răng có nguy cơ gây bệnh tim vì những vi khuẩn sâu răng tích tựu theo đường máu đến tim làm ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch).

Câu tục ngữ “nhai kĩ no lâu, cày sâu lúa tốt” của ông cha ta, không phải là không có cơ sở vì nhai kĩ vừa giúp cảm giác ngon miệng, giúp cơ thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng đồng thời thức ăn ở miệng được ngiền nát giúp dạ dày ít co bóp nhiều làm giảm nguy cơ đau dạ dày; ăn quà vặt đồng nghĩa với đau dạ dày vì bắt dạ dày làm việc liên tục.

Ruột thừa là phần chưa được tiêu hết trong quá trình tiến hóa. Mặc dù không giữ chức năng gì nhưng nó cũng rất nguy hiểm nếu bị viêm nhiễm. Nên cho biết học sinh biết những triệu chứng của bệnh đau ruột thừa: sốt, ối mữa kèm theo đau bụng ở vùng bên phải, đè mạnh vào sẽ có cảm giác đau nhói, … nên nhờ người thân đưa ngay đến bác sĩ để điều trị kịp thời....(còn tiếp)

NGUYỄN THỊ THU

Nguồn Di Thanh Tuấn

Download chuyên đề:

Bui Thanh Liem, 07.05.2009


Đăng nhập
Tìm kiếm

Loading
Calendar
«  April 2024  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930

Bài viết mới
Tin giáo dục.

Bài viết mới.

Chia sẻ Ebook, Other.

Khoa học và đời sống.

Góc thư giãn.


Thông tin sản phẩm
Hãy đặt logo của bạn tại đây.






Bản quyền: THANHLIEM24 © 2024