Saturday, 2024-04-27, 4:01 AM
THANHLIEM24
Hôm nay nỗ lực, ngày mai thành công
Welcome Guest | RSS

Trang chủ THANHLIEM24. .Diễn đàn. .Bài viết mới. .Tin giáo dục. .Khoa học và đời sống. .Góc thư giãn

Bảng điều khiển
Section categories
Chia sẻ Ebook, Other [10]
Bài viết mới [41]
Tin giáo dục [19]
Khoa học và đời sống [50]
Tin nhắn
Bạn để lại lời nhắn
100
Bảng thăm dò
Xin bạn cho biết về thanhliem24

Tổng số câu trả lời: 19
Thông tin website

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Tổng số lượt truy cập

free html visitor counters





MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG KHAI THÁC LƯỢC ĐỢT NHIÊN TRONG PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 7 KHI HỌC BÀI DẠNG THIÊN NHIÊN CỦA CHÂU LỤC


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Môn địa lí 7 nhằm giúp học sinhcó những kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết cho môi trường địa lí. Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh phù hợp yêu cầu của nhiều nước và Châu lục chính là nơi con người đã tác động tới thiên nhiên để tiến hành các hoạt động kinh tế thích hợp với môi trường địa lí.

Hoạt động dạy địa lí lớp 7 không chì có các kênh chữ mà còn có các bản đồ, sơ đồ hình ảnh địa lí, biểu đồ, lát cắt, lược đồ, …. Nhờ kênh hình học sinh có thể khai thác thuận lơi nhũng tri thức địa lí dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.

Trong tình hình thực tế cuộc sống, nhu cầu xã hội ngày càng cao thay đổi SGK địa lí cho phù hợp với thực tiễn đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạyđáp ứng chương trình SGK, mà SGK mới kênh hình đã được tăng lên một cách đáng kể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năngkhai thác kênh hình trong học tập, lược đồ không chỉ dùng lại ở chức năng minh họa mà quan trọng hơn còn là nội dung địc lí để phát huy trí lực cho học sinh.

Để thực hiện việc hướng dẫn học sinh sử dụng lược đồ để tìm tòi phát hiện nội dung bài học, đòi hỏi giáo viên phải hiểu được nội dung của lược đồ thể hiện kiến thức của bài học. Trên thực tế không phải giáo viên nào cũng làm được đều đó. Nếu không có sự chuẩn bị hay hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo thì sẽ không đạt được yêu cầu kiến thức của tiết học. Mặt khác trình độ nhận thức hay tiếp thu của học sinh không đều nhau đặt biệt là học sinh vùng nông thôn ít tiếp cận với các thông tin đại chúng nên các em bị hạn chế phần nào khi tiếp xúc tranh ảnh đặt biệt là lược đồ, bản đồ, ….Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy khi yêu cầu các em xác định thông tin trên lược đồ đa số các em ngại phát biểu hoặc lên bản xác định, đối với học sinh khá giỏi việc xác định thông tin trên lược đồ ít gặp khó khăn hơn học yếu kém, thậm chí một số học sinh yếu kém chỉ xem lược đồ cho có xem mà không hiểu biết thông tin của lược đồ mang lại.

Kết quả giảng dạy môn địa lí còn hạn chế thể hiện qua thống kê chất lượng giữa các năm học của các năm sau:

Năm 2003 – 2004:

- Trung bình trở lên: 81% toàn khối 7

- Dưới trung bình :19% toàn khối 7

Năm 2004 – 2005:

- Trung bình trở lên: 83% toàn khối 7

- Dười trung bình: 17% toàn khối 7

Trước thực trạng trên, để giúp học sinh nâng dần chất lượng trong học tập. Tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy đại lí 7. Đặt biệt là “Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác lược đợt nhiên trong phần địa lí tự nhiên 7 khi học dạng bài thiên nhiên của châu lục”.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Việc sử dụng lược đồ trong giảng dạy đại lí, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, dễ hiểu bài, nắm nội dung bài qua lược đồ, lâu quên, ….

Để hướng dẫn học sinh biết sử dụng lược đồ (trong chương trình địa lí 6)\

Để rèn luyện học sinh sử dụng thạo lược đồ tự nhiên là lần lượt theo trình tự sau:

1. Tìm vùng tiếp giáp của châu lục ta đang học trên lược đồ:

Thông thường ta chỉ xác định các hướng chình tiếp giáp như: Bắc – Nam, Tây – Đông, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam. Việc xác định các hướng tiếp giáp châu lục là để học sinh xác định hướng châu lục và châu lục tiếp với những châu lục khác hoặc biển và đại dương. Các yếu tố tiếp giáp có ảnh hưởng trực tiếp đến châu lục.

Ví dụ: Bài 26 Thiên nhiên Châu Phi

Ta có thể hỏi học sinh: Châu Phi tiếp giáp với biển , châu lục và đại dương nào? Học sinh xác định trên lược đồ ở những vùng Châu Phi tiếp giáp.

- Phía Tây giáp với Đại Tây Dương.

- Phía Đông Nam giáp với Ấn Độ Dương.

- Phía Bắc giáp với Địa Trung Hải.

- Phái Đông Bắc giáp với Biển Đỏ và Châu Á.

Qua đó học sinh hình dung được vị trí của Châu Phi nằm dưới Châu Âu và giáp với Châu Á. Ngoài ra giáo viên có thể làm rõ thêm về nơi tiếp giáp của châu Phi với Châu Á.

Giáo viên yêu cầu học sinh xác định trên lược đồ nơi tiếp giáp của Châu Phi với Châu Á.

Học sinh xác định điểm tiếp giáp là Xuy – ê

Giáo viên trước khi có kênh đào Xuy – ê, muốn đi từ Địa Trung Hải sang Ấn Độ Dương người ta phải đi vòng qua Đại Tây Dương (giáo viên chỉ hướng đi trên lược đồ). Nhưng khi có kênh đào Xuy – ê thì người ta không cần phải đi vòng mà chỉ cần từ Địa Trung Hải qua kênh đào Xuy – ê theo biền Đỏ là đến Ấn Độ Dương. Vậy kênh đào Xuy – ê có tác dụng như thế nào?

Học sinh trả lời: Rút ngắn đoạn đường đi, khi tàu thuyền đi qua kênh đào Xuy – ê phải nộp thuế, vậy Ai Cập sở hữu kênh đào Xuy – ê sẽ có điều kiện gì để phát triển kinh tế?

Học sinh sẽ trả lời thu thuế

Từ đó học sinh biết được việc Ai Cập tiếp giáp Châu Á thông qua kênh đào Xuy – ê nên kinh tế phát triển, nên có thể nói xác định vị trí tiếp giáp là rất quan trọng.

2. Xác định tọa độ địa lí của châu lục:

Việc xác định tọa độ địa lí của châu lục là hết sức quan trọng, khi xác định được tọa độ ta biết được châu lục đó nằm ở mô trường nào, khí hậu chủa châu lục thay đổi ra sao. (Đối với chương trình địa lí 7 ta chỉ hướng dẫn học sinh xác định tương đối như các từ: Gần cận trên đi qua, …mà không xác định cụ thể vĩ độ bao nhiêu, kinh độ bao nhiêu).

Ví dụ khi dạy bài 47: Châu nam cực – Châu lục lạnh nhất thế giới.

Giáo viên yêu cầu học sinh xác định vị trí của Châu nam cực. Học sinh sẽ xác định được Châu nam cực nằm ở cực Nam Trái Đất.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại học ở địa lí 6 nơi nào có băng tuyết đóng quanh năm? Học sinh trả lời ở cực Bắc và cực Nam Trái Đất. Như vây châu Nam cực nằm ở cực Nam có khí hậu như thế nào? Học sinh sẽ dễ dàng trả lời Châu Nam cực có khí hậu lạnh giá, giáo viên có thể hỏi thêm? Khí hậu lạnh giá thực vật và động vật nơi đây phát triển như thế nào? Thực vật nghèo nàn còn động vật chủ yếu là động vật xứ lạnh.

Ví dụ 2: Bài 26, 27: Thiên nhiên Châu Phi giáo viên yêu cầu học sinh xác định vị trí của chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, học sinh xác định trên lược đồ: Cực Bắc Châu Phi nằm trên chí tuyến Bắc, còn cực Nam Châu Phi nằm trên chí tuyến Nam.

Vậy Châu phi nằm trọn trong hai chí tuyến. Như vậy Châu phi thuộc môi trường nào? Học sinh xác định trong môi trường đới nóng.

3. Các kí hiệu khác thường được sử dụng trên lược đồ:

a. Dựa vào thang màu để xác định địa hình:

Hầu hết các lược bản đồ đều có phần chú thích của thang màu, màu xanh là địa hình thấp hay còn gọi là đồng bằng, rồi đến màu vàng, màu cam có địa hình cao hơn có thể là sơn nguyên, cao nguyên hay đồi núi, ….Cuối cùng màu đỏ đậm là núi cao. Nhờ phần chú thích này mà ta có thể xác định được địa hình của châu lục cao hay thấp trên lược đồ.

Ví dụ khi dạy bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ

Giáo viên yêu cầu học sinh xác định địa hình của Bắc Mĩ trên lược đồ tự nhiên do đã làm quen dần với lược đồ tự nhiên nên học sinh dễ dàng phân biệt:

+ Phía Tây địa hình núi cao do đó có màu đỏ đậm.

+ Ở giữa có địa hình thấp do có màu xanh (đồng bằng)

+ Phía Đông có địa hình cao hơn chính giữa nhưng thấp hơn phía Tây  do có màu vàng và cam.

Ví dụ 2: Bài 26: Thiên nhiên Châu Phi

Đối với lược đồ này đã chú thích rõ các sơn nguyên, bồn địa, …. Nhưng nhìn vào thang màu, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thấy phía Đông Nam của Châu Phi có địa hình cao hơn Tây Bắc của Châu Phi.

b. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh:

- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nơi nào tiếp giáp với dòng biển nóng (chú thích mũi tên dài màu đỏ) đi qua thì thường có khí hâu nóng ẩm nên mưa khá nhiều. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào vị trí và địa hình cao hay thấp, nếu nơi có dòng biển nóng đi qua chí tuyến và địa hình cao thì lượng mưa chủ yếu ven biển còn bên trong mưa ít hoặc rất ít.

- Nơi có dòng biển lạnh (chú thích mũi tên dài màu xanh) đi qua thường rất ít mưa (do lượng hơi nước bóc lên rất ít) hay xuất hiện hoang mạc hay bàn hoang mạc và trên thế giới các hoang mạc nóng lớn thường hay xuất hiện ở hay chí tuyến nằm giáp dòng biển lạnh hoặc sâu trong lục địa.

- Nơi giao nhau của dòng biền nóng và dòng biển lạnh là nơi thủy sinh phát triển rất mạnh do sinh vật phù du nhiều làm mồi cho tôm cá, ….

c. Tài nguyên khoáng sản:

Tất cả các lược đồ đều có chú thích tài nguyên khoáng sản của từng châu lục: Kim loại, phi kim, các loại rừng, …. Do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên cho học sinh tự xác định các tài nguyên khoáng sản trên lược đồ.

Ví dụ bài 26: Thiên nhiên Châu Phi

Hãy xác định trên lược đồ Châu Phi có các tài nguyên khoáng sản nào?

Học sinh sẽ xác định từng loại tài nguyên khoàng sản trên lược đồ.

Qua đó em có nhận xét gì tài nguyên khoáng sản ở Châu Phi? Do đó có nhiều khoáng sản nên học sinh trả lời: Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

Trong thực tế giảng dạy tùy theo yêu cầu nội dung cùa từng bài trong các Châu lục khác nhau, người dạy có thể thêm hoặc bớt, hay thay đổi thứ tự cách tiến hành sao cho đạt được yêu cầu của bài dạy và khả năng nhận thức của học sinh để hoạt động dạy và học đạt được hiệu quả.

Năm 2005 – 2006:

- Trung bình trở lên: 87%

- Dưới trung bình: 13%

Năm 2006 – 2007:

- Trung bình trở lên: 91%

- Dưới trung bình: 9%

* Qua đó ta thấy được bước tiến bộ trong giảng dạy:

- Học sinh đã khai thác được nội dung bài học trên lược đồ.

- Khả năng tiếp thu của học sinh ngày càng nâng cao.

- Học sinh không còn ngại tiếp xúc lược đồ

- Học sinh trung bình yếu có thể xác định vài thông tin trên lược đồ

- Học sinh khá giỏi đã quen dần và hứng thú trong giờ học thậm chí phát hiện ra vấn đề mới giúp cho giáo viên nâng cao tay nghề trong giảng dạy.

* Hạn chế:

- Một số lược đồ tiếng anh các em khó đọc.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi thấy giáo viên cần phải:

- Hướng dẫn học sinh tìm được vùng tiếp giáp của châu lục ta đang học trên lược đồ.

- Hướng dẫn học sinh xác định được tọa độ địa lí.

- Hướng dẫn học sinh xác định các kí hiệu thường dùng trên lược đồ.

Trên đây là những kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân tự rút ra trong quá trình giảng dạy, với mong muốn rằng chất lượng dạy và học của trường nói riêng của ngành giáo dục nói chung ngày càng nâng cao. Kinh nghiệm này sẽ khó tránh khỏi những sai sót. Bản thân tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành từ đồng nghiệp, cũng như đọc giả!

Nguồn Di Thanh Tuấn

Bui Thanh Liem, 07.04.2009


Đăng nhập
Tìm kiếm

Loading
Calendar
«  April 2024  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930

Bài viết mới
Tin giáo dục.

Bài viết mới.

Chia sẻ Ebook, Other.

Khoa học và đời sống.

Góc thư giãn.


Thông tin sản phẩm
Hãy đặt logo của bạn tại đây.






Bản quyền: THANHLIEM24 © 2024