Thursday, 2024-03-28, 8:59 PM
THANHLIEM24
Hôm nay nỗ lực, ngày mai thành công
Welcome Guest | RSS
Bảng điều khiển
Section categories
Chia sẻ Ebook, Other [10]
Bài viết mới [41]
Tin giáo dục [19]
Khoa học và đời sống [50]
Tin nhắn
Bạn để lại lời nhắn
100
Bảng thăm dò
Xin bạn cho biết về thanhliem24

Tổng số câu trả lời: 19
Thông tin website

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Tổng số lượt truy cập

free html visitor counters

Main » 2009 » August » 7 » Thị trường ĐTDĐ Việt Nam: Long tranh, Hổ đấu
Thị trường ĐTDĐ Việt Nam: Long tranh, Hổ đấu
4:06 PM

Khủng hoảng kinh tế, và những thay đổi chóng mặt về công nghệ điện thoại di động (ĐTDĐ) đã khiến thị trường điện thoại Việt Nam đang đi theo 2 xu hướng rõ rệt: điện thoại di động giá rẻ và smartphone với màn hình cảm ứng.

Thời của tốt, bền, rẻ, đẹp...

Chỉ tính riêng trong tháng 4/2009, theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương), chiếm phần lớn trong cơ cấu nhập khẩu điện thoại di động trong tháng này là các model điện thoại di động có giá dưới 150 USD (khoảng 2,5 triệu đồng), đã có tới 78% (chủ yếu là điện thoại di động dùng công nghệ GSM) trong tổng số 1,7 triệu chiếc điện thoại di động (bao gồm GSM, CDMA, điện thoại cố định không dây) được nhập khẩu vào Việt Nam.

Riêng trường hợp của Nokia, trong tổng số hơn 550.000 chiếc điện thoại di động được Nokia nhập về trong tháng 4/2009, có đến 65,9% các model ĐTDĐ có giá dưới 50 USD (dưới 750.000 đồng), tăng hơn 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự như Nokia, thị phần điện thoại di động có giá dưới 750.000 đồng của Samsung đã tăng từ 43,6% trong tháng 4/2008 lên 57,9% trong tháng 4/2009, trong khi thị phần của các sản phẩm giá từ 750.000 - 2,5 triệu đồng đã giảm từ 56,3% xuống 42%.

Theo các số liệu nói trên, rõ ràng điện thoại di động giá rẻ đang là trào lưu mua sắm mới tại Việt Nam, nó không chỉ là cơ hội cho người có thu nhập thấp mà còn giúp người dùng ĐTDĐ nói chung tối ưu hóa được giữa nhu cầu sử dụng và tình hình tài chính, giúp tiết kiệm chi tiêu khi kinh tế khó khăn. Giờ đây, không chỉ là các model có giá dưới 3 triệu mà các sản phẩm điện thoại di động có giá dưới 500.000 đang ngày càng nhiều cả về chủng loại lẫn số lượng.


Xu hướng đặt các hãng của Trung Quốc sản xuất điện thoại di động và dán nhãn hiệu riêng rồi bán về Việt Nam (gọi tắt là điện thoại di động thương hiệu Việt) vẫn đang tiếp tục phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi người tiêu dùng dè dặt hơn cho việc chi tiêu mua sắm điện thoại di động. Đây chính là cơ hội để các thương hiệu Việt thể hiện mình trên sân chơi giá đại chúng. Dù có một số tên tuổi điện thoại di động "bình dân" rút khỏi thị trường trong 6 tháng qua, nhưng trong thời điểm này, thị trường lại chào đón hai nhãn hiệu điện thoại di động "bình dân" mới.
 
Điều đặc biệt, đây là hai thương hiệu của các "đại gia" trong làng di động Việt Nam, chứ không phải là những tên tuổi "làng nhàng" hay mới toanh trước khi tham gia bán điện thoại di động thương hiệu Việt. Hai tên tuổi mới đó là MobiStar của P&T Mobile và F-Mobile của công ty FPT. Không bàn luận về chất lượng hay tính năng, chỉ nói riêng về giá, model có giá cao nhất trong số 3 model điện thoại di động vừa được bán ra của F-Mobile có giá chưa đến 2 triệu đồng.
 
Trong khi đó, model giá có giá cao nhất trong số 12 model mới của MobiStar, cũng chỉ có giá là 2 triệu đồng. Trên thị trường, còn có một số nhãn hiệu điện thoại di động thương hiệu Việt khác cũng đang được quảng bá khá rộng rãi với các sản phẩm giá đại chúng như Q-Mobile, Mobell chẳng hạn.
 
Điều đáng mừng là các công ty tham gia thị trường ĐTDĐ thương hiệu Việt, ngày càng đầu tư có chiều sâu hơn, từ việc chọn kiểu dáng, model ĐTDĐ phù hợp với thị trường để đặt hàng, đến việc bảo hành, bảo trì, marketing, quảng cáo, PR... điều đó giúp cho các sản phẩm ĐTDĐ này có cơ hội đến được tay người dùng nhiều hơn và các thương hiệu này có khả năng lớn mạnh hơn trong tương lai.

Smartphone lên ngôi...

Người ta có thể đọc được danh sách này trong đó có các tên như Acer, Asus, HP, Microsoft, Palm, Toshiba v.v… Đó là chưa kể đến việc các nhà sản xuất điện thoại di động vốn đã quen thuộc trên thị trường cũng đã công bố nhiều sản phẩm smartphone mới, đình đám và nhiều đột phá, chúng ta có thể thấy chiếc Magic của HTC, Jét của Samsung, LG có Arena/KM900 v.v…
 
Nếu chỉ tính riêng 3 sự kiện đình đám vừa diễn ra trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2009 là hội nghị Di Động Toàn Cầu - Mobile World Congress ( tại Tây Ban Nha), triển lãm Điện Tử Tiêu Dùng – CES 2009 (tại Mỹ), và CommunicAsia 2009 tại Singapore, các chuyên gia đếm được không dưới 30 model smartphone mới được trình làng từ hầu hết các công ty sản xuất điện thoại di động truyền thống lẫn các tên tuổi vốn nổi tiếng ở các dòng sản phẩm khác, và chúng nổi bật đến mức các sản phẩm điện thoại di động truyền thống gần như không được nhắc tới nhiều dù có xuất hiện tại 3 sự kiện này.
 
Tất nhiên, không phải bao giờ các mẫu được trưng bày tại các sự kiện triển lãm cũng được các nhà sản xuất thương mại hoá hết. Nhưng đó rõ ràng là 1 tín hiệu tốt cho dòng sản phẩm này.

Trở ngược lại năm 2008, theo báo cáo "IDC Worldwide Quarterly Mobile Phone Tracker" của công ty nghiên cứu thị trường điện thoại di động, tổng số ĐTDĐ toàn cầu được bán ra trong toàn bộ năm 2008 tăng 3,5% so năm 2007. Dù tăng trưởng chung trên toàn bộ thị trường không nhiều nhưng riêng đối với sản phẩm smartphone lại tăng đến 22%.
 
Nhiều chuyên gia cũng dự báo rằng, rất có thể thị trường ĐTDĐ nói chung trong năm 2009 sẽ giảm nhưng tin rằng thị trường smartphone sẽ gia tăng, và đây sẽ là sản phẩm “cứu cánh” cho thị trường điện thoại di động toàn cầu.“Chúng tôi nhận thấy một cơ hội to lớn để đem những tính năng tốt nhất của điện thoại thông minh hiện nay tới phân khúc thị trường bình dân,” ông Alex Katouzian, phó Chủ tịch quản lý sản phẩm của Công ty Qualcomm CDMA Technolofgies phát biểu. “Chipset mới MSM7227 của chúng tôi sẽ đem đến cho các nhà sản xuất điện thoại sự kết hợp hấp dẫn giữa tính năng và giá thành, sử dụng lại phần mềm của các sản phẩm thuộc series MSM7xxx trước đó, và hỗ trợ các hệ điều hành điện thoại hàng đầu hiện nay”.

Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ít sản phẩm mới trên thị trường điện thoại di động được các hãng công bố tung ra thị trường, thế nhưng người ta vẫn có thể điểm qua được việc chủ yếu là các smartphone được giới thiệu, như Xperia X1 của Sony Ericsson, Touch Cruise mới của HTC, Tempo X960 , F900, DX900 và M900 của Acer, D980 của Samsung, LG có KS 360 v.v… nhiều hơn hẳn so với các sản phẩm điện thoại di động truyền thống được công bố chính thức bán ra.
 
 Thị trường smartphone Việt Nam cũng trở nên nhộn nhịp hơn, ngoài các nhãn hiệu ĐTDĐ truyền thống, người thích sử dụng smartphone còn có điều kiện tiếp cận BlackBerry do nhãn hiệu này đã được bán chính thức bởi Viettel từ năm ngoái. Các diễn biến trên thị trường cho thấy, HTC nhà sản xuất smartphone chạy hệ điều hành Windows Mobile thường chọn Việt Nam là một trong số những quốc gia đầu tiên công bố sản phẩm mới.
 
 Lãnh đạo HTC cũng cho biết sẽ có ít nhất 7 model smartphone chạy hệ điều hành Android được giới thiệu tại Việt Nam trong nửa cuối năm 2009. Trong khi đó, Acer vừa mới công bố sản phẩm smartphone ở nước ngoài họ đã ngay lập tức có nhà phân phối và bán các sản phẩm này tại Việt Nam.
 

Nhật Bình
Nguồn:
www.xahoithongtin.com.vn
Category: Khoa học và đời sống | Views: 537 | Added by: thanhliem24 | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Đăng nhập
Tìm kiếm

Loading
Calendar
«  August 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031

Bài viết mới
Tin giáo dục.

Bài viết mới.

Chia sẻ Ebook, Other.

Khoa học và đời sống.

Góc thư giãn.


Thông tin sản phẩm
Hãy đặt logo của bạn tại đây.
Bản quyền: THANHLIEM24 © 2024