Thursday, 2024-04-25, 5:18 AM
THANHLIEM24
Hôm nay nỗ lực, ngày mai thành công
Welcome Guest | RSS
Bảng điều khiển
Section categories
Chia sẻ Ebook, Other [10]
Bài viết mới [41]
Tin giáo dục [19]
Khoa học và đời sống [50]
Tin nhắn
Bạn để lại lời nhắn
100
Bảng thăm dò
Xin bạn cho biết về thanhliem24

Tổng số câu trả lời: 19
Thông tin website

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

Tổng số lượt truy cập

free html visitor counters

Main » 2009 » July » 22 » Cuộc đào thoát liều lĩnh của cô HS lớp 6 bị cướp làm vợ
Cuộc đào thoát liều lĩnh của cô HS lớp 6 bị cướp làm vợ
8:55 AM
Bốn tháng trước, Cự Y Pà học lớp 6 Trường THCS Nậm Cắn 2 (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An). Khi chuẩn bị nhận giấy khen học kỳ I, Cự Y Pà bị cướp về làm vợ. Sau ba ngày bị nhốt trong buồng kín nhà chàng trai, quá hoang mang và sợ hãi, Pà trốn về nhà mẹ với khuôn mặt hốc hác, tiều tuỵ. 
Lấy chồng sau 1 ngày gặp mặt

 

Không chấp nhận hủ tục, Cự Y Pà đã trốn về nhà bố mẹ sau 3 ngày bị nhốt. Ảnh: Quang Cường.

Trong một ngày xuân khi đi chơi ném còn, Pà gặp anh chàng người Mông Già Bá Rúa 26 tuổi, ở bản Nóng Hán, xã Đoọc Mảy.

 

Một ngày sau cuộc gặp gỡ, Già Bá Rúa chặn đường bắt em về làm vợ. Em giãy giụa, kêu cứu nhưng vô vọng.

 

Pà đã trở thành vợ của Rúa sau một ngày nhìn thấy nhau.

 

Câu chuyện tưởng chừng như đã kết thúc với Pà ngay từ ngày định mệnh đó.

 

Nhưng Pà nói vì không thích nhau, không có tình yêu, em cương quyết phá tập tục, bỏ về sau 3 ngày bị nhốt trong buồng kín.

 

Pà còn cho biết, cùng thời gian này, có 3 bạn học cùng lớp cũng bị bắt về làm vợ là Cử Y Súa bị bắt về xã Huội Tụ, Cử Y Sía và Cử Y Dìa đều bị bắt làm vợ tại bản Huồi Pốc.

 

Chỉ có Pà là trở về trong ham muốn đi học còn dang dở.

 

Nhiều đêm sau khi về nhà Cử Y Pà vẫn không thể hình dung nổi rồi chuyện gì sẽ xảy ra sau cuộc chạy trốn.

 

Khi được hỏi về mong muốn đến trường hay ở nhà lên nương rẫy giúp gia đình, Pà trả lời không chần chừ: “Em rất muốn được đi học trở lại, nhưng không biết thầy cô, bạn bè có cho em học nữa không vì đã một lần bị Háy Pù”.

 

Em đã viết một bức thư với nguyện vọng được trở lại lớp, trở lại với bạn bè cùng trang lứa.

 

Cự Y Pà viết đơn gửi cô giáo xin được đi học trở lại. Ảnh: Quốc Huy

 

Bên những dòng chữ còn chưa rõ ràng Pà vẫn quyết tâm viết được mấy dòng bằng chữ phổ thông gửi thầy cô có đoạn: “Trước đây em là một học sinh lớp 6 Trường THCS Huồi Pốc, từ bậc tiểu học đến trung học 5 năm liền đều là học sinh tiên tiến của trường. Nhưng vào dịp mùa xuân khi đi chơi ném còn thì bị Già Bá Rúa bắt em về làm vợ, mặc dầu không đồng ý nhưng vì luật tục người Mông nên em đành phải chấp nhận bỏ học giữa chừng. Hiện em đã bỏ nhà chồng về với với gia đình khi chưa đầy 16 tuổi và rất mong được đi học trở lại”. 

 

Mỗi sáng thức dậy, Pà theo gia đình lên nương làm rẫy. Khi đi cắt cỏ cho bò, em không quên mang theo bên mình một cuốn sách để đọc những lúc nghỉ trưa.

 

Nhiều lần bố mẹ thấy Pà chăm chú đọc liền vứt sách của em đi thật xa trên sườn núi và nói: “Học làm chi, học rồi cái bụng nó vẫn cứ đói, rồi ai làm cho mày ăn”.

 

Khi ai đó nhắc đến chuyện đi học trở lại là đôi mắt Cử Y Pà lại rực sáng lên.

 

Nhưng em biết nhà mình nghèo. Có 6 chị em, Pà là con thứ 3, bản tính rất siêng năng, cần cù chịu khó. Em thường thức dậy rất sớm để đi cắt cỏ, hái măng.

 

Ước mơ của Pà không chỉ dừng lại ở việc học tiếp, Pà nói nếu được đi học trở lại thì quyết tâm của em là trở thành cô giáo, khi học xong sẽ về dạy ở bản làng.

 

Thầy giáo Nguyễn Văn Khoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Cắn 2 đã có 5 năm gắn bó với bản Huồi Pốc vẫn đành bó tay khi mỗi năm nhà trường lại vắng đi nhiều học sinh.

 

Hủ tục cướp vợ, vấn đề tảo hôn đang là điểm nhức nhối tại đây. Các thầy cô ở trường thường xuyên bám bản đi vận động, tuyên truyền nhưng gặp rất nhiều khó khăn. “Thương các em lắm nhưng đành lực bất tòng tâm”, thầy Khoa trăn trở.

 

Cổ tích trở thành nỗi ám ảnh luật tục

 

Từ thị trấn Mường Xén vào đến bản Huồi Pốc, phải vượt qua hàng trăm ngọn núi. Dưới cơn mưa rừng tầm tã, chiếc xe Win cà tàng lầm lũi bò trên những con dốc mang tên dấu chấm hỏi, dốc than, dốc đá… Những cái tên như là lời thách thức đối với ai lần đầu đến với cái bản thuộc diện nghèo nhất nước này.

 

Nhìn từ trên đỉnh dốc, bản Huồi Pốc hiện ra trước mặt là những ngôi nhà nằm úp trên lưng chừng núi. Nhà tranh lụp xụp nằm vắt ngang giữa núi rừng.

 

Từ bao đời nay tục Háy Pù đã trở thành nỗi ám ảnh đối với các cô gái ở bản Huồi Pốc. Ảnh: Quang Cường

 

Đêm, ngồi bên bếp lửa vây quanh chúng tôi là những đứa trẻ nhếch nhác, lem luốc đang lắng nghe già làng Lầu Ba Khư kể về tục Háy Pù.

 

Bên ngọn lửa cháy rực, vừa nướng những bắp ngô thơm phức già Khư vừa kể: “Ngày trước, khi cưới vợ, người Mông chúng tôi phải chuẩn bị rất nhiều nghi lễ nặng nề. Có chuyện xưa rằng chàng trai Mông nghèo yêu một cô gái tha thiết. Họ đến với nhau bằng những lời thề nguyện bên rừng cây, ngọn suối. Éo le thay, nhà gái thách cưới quá nhiều lễ vật. Trước sự hà khắc của phong tục, chàng trai nghèo liều lĩnh nghĩ ra cách Háy Pù, tức là “kéo vợ” hay còn gọi là cướp vợ một cách bất đắc dĩ để có được người mình yêu. Khi hai người đã trở thành chồng vợ, vì thương con nên nhà gái đành chấp nhận chàng rể. Từ đó, tục Háy Pù của người Mông được truyền cho các dòng họ từ đời này sang đời khác”.

 

Nhiều bé gái ở bản Huồi Pốc đã phải nghỉ học giữa chừng vì tục Háy Pù (cướp vợ). Ảnh: Quốc Huy

 

Phong thái già Khư bên bếp lửa như đang truyền lại cho con cháu những hình ảnh đẹp đẽ của một tập tục văn hoá cần được lưu truyền.

 

Nhưng, nào ai biết được trong lòng già như đang có những trận cuồng phong từ đại ngàn cuộn tới.

 

Già Khư nhìn trân trân vào ngọn lửa như đang vọng tâm linh về một cõi hồng hoang. Rồi bất chợt nhắm nghiền đôi mắt.

 

Già nghĩ đến nhiều em gái ở bản Huồi Pốc vừa rời ghế ngôi trường tiểu học đã bị bắt về làm vợ, làm mẹ khi đang còn được gọi là búp măng non.

 

Theo già Khư, mấy năm trở lại đây riêng bản Huồi Pốc có hơn 15 học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường bị bắt về làm vợ. Việc đó đã được coi đó là một luật tục, một kiểu luật bất thành văn mà đến nay đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người con gái mới lớn trên vùng rẻo cao này.

 

Hơn 86.000 học sinh bỏ học

 

Trong số hơn 15 triệu học sinh (HS) các cấp từ tiểu học đến THPT, tính đến tháng 3/2009, tỷ lệ bỏ học là 0,56%, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm học 2007-2008 (0,94%).

 

Trong đó tỷ lệ học sinh tiểu học bỏ học là 0,13% (năm trước là 0,28%), tỷ lệ học sinh THCS bỏ học là 0,7% (năm trước là 1,14%) và tỷ lệ học sinh THPT bỏ học là 1,29% (năm trước là 2,02%).

 

Đặc biệt vùng đồng bằng Sông Cửu Long tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học giảm xuống còn 0,88% (năm học 2007-2008 là 3,1%).

(Thống kê của Bộ GD-ĐT phục vụ hội nghị tổng kết năm học 2008 - 2009 dự kiến diễn ra vào ngày 24/7)

Quốc Huy - Quang Cường

Theo VietNamNet

Category: Tin giáo dục | Views: 620 | Added by: thanhliem24 | Rating: 0.0/0 |
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Đăng nhập
Tìm kiếm

Loading
Calendar
«  July 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031

Bài viết mới
Tin giáo dục.

Bài viết mới.

Chia sẻ Ebook, Other.

Khoa học và đời sống.

Góc thư giãn.


Thông tin sản phẩm
Hãy đặt logo của bạn tại đây.
Bản quyền: THANHLIEM24 © 2024